top of page

CHẤT LƯỢNG ÁNH SÁNG ĐƯỢC ĐO NHƯ THẾ NÀO?

Hiện nay khi chọn chất lượng ánh sáng, người ta thường quan tâm đến chỉ số CRI. CRI (Coloring Rendering Index), chỉ số hoàn màu - là chỉ số được phát triển bởi CIE (Commission Internationale de l’Eclairage - Pháp) từ năm 1965 để đo chất lượng ánh sáng từ các nguồn sáng nhân tạo như huỳnh quang, đèn cao áp,... Với một chỉ số đơn giản Ra (từ 0-100), trong đó 100 là mức hoàn màu tốt nhất so với ánh sáng ban ngày. Tuy nhiên do chỉ sử dụng 8 mẫu màu tiêu chuẩn (R1 đến R8) nên để đo nguồn sáng LED (nguồn sáng điện tử) thì không còn chính xác, đặc biệt với một số tông màu quan trọng như màu đỏ (R9).

CRI dựa theo 8 mẫu màu chính, sau này mở rộng thành 14 màu

Cùng một số hoàn màu như nhau, ví dụ Ra 90, nhưng với nguồn sáng khác nhau thì chất lượng ánh sáng khác nhau, đặc biệt là tông đỏ, có khi là R9 = 50 hoặc R9= 80.


Để khắc phục nhược điểm này, năm 2015, khi LED bắt đầu phổ biến trong chiếu sáng dân dụng, IES (Illuminating Engineering Society – Mỹ) phát triển TM30 - một tiêu chuẩn đo chất lượng ánh sáng mới với hai chỉ số Rf và Rg, sử dụng tập hợp 99 mẫu màu, đánh giá toàn diện hơn về độ hoàn màu trên phạm vi rộng hơn của các tông màu. Ngoài ra còn cung cấp thêm đồ thị và dữ liệu, đánh giá chính xác ảnh hưởng của nguồn sáng lên màu sắc.

TM30 dựa trên 99 mã màu
Đồ thị và dữ liệu theo TM30

*Nhằm đảm bảo chất lượng nguồn sáng, các sản phẩm của CARA Lighting đều được đo dựa theo tiêu chuẩn TM30-15, trong khi đó chỉ số CRI chỉ dùng để tham khảo.

** Theo dõi fanpage CARA Lighting Solutions để có thêm nhiều thông tin hữu ích về chiếu sáng.


26 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page